Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2008

Sony Ericsson Z750i - Viên hồng ngọc thời số hóa


Xuyên suốt thị trường một năm nay, một điều dễ nhận thấy là chiến lược của Sony Ericsson không đơn giản. K series nổi danh với máy ảnh Cyber-shot, W series rộn ràng trên từng nốt nhạc và Z – series với những sắc màu bắt mắt. Một lần nữa ta lại được đón chào đứa con điện thoại Z750i của Sony Ericsson với những nét cách điệu mới.





Thiết kế

Thoạt nhìn, Z750i và Z610i, thật khó để phân biệt được một sự khác biệt bởi lớp vỏ hào nhoáng, tráng gương khá giống nhau. Nhưng nếu nhìn vào kỹ hơn, ta sẽ thấy, vỏ của Z750i đã có nhiều cải tiến với lớp tráng sáng hơn, ít in dấu vân tay hơn. Tuy nhiên, cũng đáng phàn nàn rằng, độ dài của máy đã “tịnh tiến” 3 mm so với Z610i ở mức 97,4 mm. Ngoài lớp vỏ hào nhoáng thì Z750i cũng không có gì vượt trội ở thiết kế. Nếu như ở Z610i, máy ảnh 2.0 Megapixel bị than phiền là nằm quá lộ, quá cẩu thả cũng như thiếu đèn trợ sáng thì nay khuyết điểm này vẫn còn được giữ nguyên ở Z750i.

Màn hình ngoài của máy sử dụng công nghệ OLED, với chuỗi hiển thị đơn sắc và chỉ hiển thị được các biểu tượng hệ thống như cột sóng, báo cuộc gọi nhỡ và tin nhắn chưa đọc. Điểm cải tiến duy nhất ở Z750i chính là việc Sony Ericsson đã đưa khe gắn thẻ nhớ M2 ra bên ngoài máy, tạo sự thuận tiện trong việc rút thẻ. Thêm vào đó là hệ thống nút tắt bên hông máy, giờ đây đã được chuyên dụng hóa cho việc thưởng thức nhạc số với nút tắt dành cho tua bài. Phía sau lưng máy, khuôn loa ngoài được khoét sâu hơn, tạo điều kiện cho âm thanh có khoảng thoát khi máy đặt nằm. Bàn phím và màn hình chính của Z750i không có điểm gì đặc sắc ngoại trừ việc 3 nút tùy chọn:

Quay lại, Xóa, Task được thiết kế tách biệt ra khỏi hàng nút tùy chọn và được mạ crôm sáng. Phía trên màn hình chính là máy ảnh dành cho video call. Thật khó cho điểm cao ở thiết kế của Z750i bởi nó còn quá nhiều những bất cập tồn tại từ Z610i. Tuy nhiên, với lớp vỏ cải tiến, đỡ in dấu vân tay thì dù sao Z750i cũng được coi là đã có tiến bộ hơn với sản phẩm trước.

Tính năng

Vẫn dùng chung nền phần mềm điều hành giống như các series khác của Sony Ericsson, giao diện của Z750i khá quen thuộc và dễ sử dụng. 12 biểu tượng chính nằm giữa máy và người dùng có thể truy suất vào các tính năng từ bên ngoài màn hình chờ thông qua các nút tắt và lật task. Màn hình của Z750i chưa thật sự đặc sắc bởi việc hiển thị các gam màu chưa được tốt.

Mặc dù sắc độ cùng 262k màu nhưng quả thật màu sắc trên màn hình máy không tươi và hình ảnh không rõ nét. Độ phân giải của Z750i đạt mức 240 x 320 pixel cùng với màn hình rộng 2,2 inch chưa phải là cao nhưng dù sao cũng đã khá hơn nhiều so với độ phân giải 176 x 220 pixel của Z610i.

Điểm đáng chú ý nhất ở Z750i chính là khả năng tích hợp hệ thống định vị GPS. Đây là một nét mới và có lẽ là model tiên phong của Sony Ericsson được tích hợp hệ thống này. Thử nghiệm cho thấy, phần mềm định vị được liên kết với Google Map và hiển thị tương đối chính xác thông tin kinh độ, vĩ độ cũng như tên phố trên hệ thống nhận diện nền Google. Điểm đáng tiếc là, hiện tại Google chưa hỗ trợ bản đồ cho các thành phố Việt Nam nên việc thử nghiệm chỉ diễn ra suôn sẻ tại thành phố London – Anh. Như đã nói, máy ảnh số của Z750i chưa thực sự có cải tiến so với Z610i, do đó, chất lượng ảnh thành phẩm rất khó nhận được đánh giá cao.

Những bức ảnh có độ mờ quá lớn, bị sai màu vật thể và do không có khả năng canh nét tự động nên chất lượng máy ảnh 2 “chấm” này chỉ ở mức trung bình. Nếu muốn thưởng thức nhạc số trên Z750i thì có lẽ ý kiến hay nhất là sử dụng thông qua tai nghe đi kèm bởi chất lượng loa ngoài của máy chưa thực sự cao. Âm thanh qua tai nghe chuẩn, có hiệu ứng Bass cũng như các hiệu ứng dành cho bộ Equalizer, đảm bảo cho chất lượng bài hát tương đương khi so với một máy chơi nhạc số chuyên dụng. Z750i hỗ trợ tốt các game nền Java 2.0 với độ phân giải QVGA. Khả năng lưu trữ của Z750i vào khoảng 38 MB dành cho bộ nhớ trong và mở rộng tới 4GB thông qua thẻ M2.

Máy chiếu vật thể và văn phòng


Cùng là công nghệ phóng hình 3LCD, nhưng Hitachi CP-X268A và Eiki LC-XIP2000 lại đại diện cho hai trường phái khác biệt: một chuyên nghiệp ít lệ thuộc vào cáp và máy tính trong khi chiếc thứ hai đĩnh đạc với phương thức kết nối truyền thống.


Cả hai máy chiếu này có đầy đủ các ngõ tín hiệu thông dụng (như VGA, Composite, S-Video); khung hình 4:3/16:9; tích hợp loa và có dịch ống kính linh hoạt để có thể đặt máy chiếu ở nhiều vị trí như treo trần, để bàn cả phía trước hoặc sau màn chiếu. Công việc trình diễn càng thuận tiện hơn khi cả hai đều được cài đặt sẵn các chế độ hình ảnh tối ưu: Bảng đen, bảng xanh, bảng trắng, chế độ bình thường, phim và hiển thị linh động trong Hitachi CP-X268A; và các chế độ xem video, trình chiếu, tự nhiên, bảng xanh, User Powerful ở Eiki LC-XIP2000.


Máy chiếu Eiki: Giải trí gia đình











Eiki LC-XIP2000. Ảnh: Eiki.

Trung thành với phương thức kết nối truyền thống sử dụng cáp và PC nhưng có ngoại hình khá ấn tượng với ống kính nhô hẳn ra phía trước, Eiki ra mắt máy chiếu LC-XIP2000 với các thông số khá thuyết phục: độ sáng 2.000 lumen, độ phân giải 1.024 x 768, độ tương phản 400:1.


Kết quả thu được trong thử nghiệm cho thấy chất lượng trình diễn của LC-XIP2000 khá đẹp nhưng độ sáng không cao. Trong các phép thử hiển thị văn bản, chữ được thể hiện rõ ràng, đường biên chữ mạch lạc, các thanh công cụ sắc nét. Hình ảnh thể hiện sáng đẹp, đầy đủ chi tiết, màu sắc tươi và trung thực. Các sắc độ xám tối và sắc độ màu được thể hiện tốt: bước chuyển đổi của các sắc độ nhuyễn. Hình ảnh thể hiện đầy đủ chi tiết và phân biệt rõ các sọc trắng đen.


Nhờ thiết kế ống kính to hơn so với các máy chiếu thông thường nên trong cùng một khoảng cách đến màn chiếu, EIKI LC-XIP2000 cho kích thước khung hình lớn hơn (so với Hitachi CP-X268A) nhưng cũng làm cho máy chiếu trở nên "cồng kềnh" hơn. Thử nghiệm chiếu phim, EIKI LC-XIP2000 cho kết quả tốt: hình ảnh đẹp, cảnh chuyển mượt.


Hitachi X268A: Văn phòng chuyên nghiệp


Vẻ ngoài như bao máy chiếu khác, Hitachi CP-X268A có các thông số kỹ thuật hấp dẫn: độ sáng 2.500 lumen, hỗ trợ độ phân giải thực 1.024 x 768 (nội suy 1.600 x 1.200), độ tương phản 500:1. Trong thử nghiệm Hitachi CP-X268A cho chất lượng hình ảnh đẹp. Tuy vậy, trong phép thử phân biệt các sọc trắng đen, kết quả hiển thị chưa thật tách biệt rõ các sọc trắng và sọc đen xen kẽ nhau.











Hitachi CP-X268A được hỗ trợ Wi-Fi, khả năng đọc file trực tiếp từ ổ USB và thẻ nhớ SD. Ảnh: Projectorcentral.

Để kết nối "không cáp", Hitachi CP-X268A tích hợp chuẩn Wi-Fi 802.11b/g. Card không dây kèm theo nhỏ, gọn tương đương thẻ nhớ SD. Các bước thiết lập kết nối không dây đơn giản, dễ thực hiện và cung cấp các dạng mã hóa WEP 64 bit, WEP 128 bit, WPA-PSK (TKIP), WPA-PSK (AES), WPA2-PSK (AES).


---Tự thiết kế đồng hồ qua mạng Internet---


Bạn đang muốn tìm cho mình một chiếc đồng hồ như ý mà không có nhiều thời gian để la cà tới các cửa hàng hay siêu thị khác nhau? Internet sẽ là giải pháp dành cho bạn...


Đó có thể là một chiếc đồng hồ mới, hoặc đã qua sử dụng, một chiếc đồ cổ hay thậm chí là một chiếc do chính bạn thiết kế cho riêng mình.












Rolex12.jpg
Những chiếc đồng hồ hiệu Rolex sang trọng. (Nguồn: rolex.konuu.ru)


Ý tưởng thời @


Trên thực tế, với những trang mua sắm trực tuyến nổi tiếng và đa dạng nguồn hàng như Amazon.com hay eBay, chưa bao giờ việc tìm mua một chiếc đồng hồ lại dễ dàng đến vậy.


Song một số nhà sản xuất đồng hồ lại có ý tưởng độc đáo đem chào mời khách hàng qua mạng Internet: để họ tự thiết kế kiểu dáng, chế tạo theo yêu cầu và giao hàng trong thời hạn 10 ngày.


Là một hãng kinh doanh đồng hồ không có hệ thống bán lẻ trong một thị trấn thuộc vùng ngoại ô thành phố Geneva, hãng 121time (có địa chỉ website www.121time.com) đã xây dựng một gian hàng trực tuyến chuyên phục vụ người mua có nhu cầu tự thiết kế các loại đồng hồ Thuỵ Sĩ.


Ông Daniel Morf, một trong các đồng sáng lập viên công ty nói: “CNTT đã giúp khách hàng có điều kiện tự sáng tạo nên các kiểu đồng hồ cho họ”.


Tại Hà Lan, mặc dù không phải là đất chuyên về đồng hồ như Thuỵ Sĩ, song một hãng sản xuất đồng hồ là Blancier cũng đưa ra hình thức kinh doanh mới mẻ kiểu như 121time tại địa chỉ: www.blancier.nl.



Bệnh bụi phổi Silic là tình trạng bệnh lý ở phổi do hít phải dioxit Silic (SiO2) hoặc Silic tự do, dạng tinh thể. Dần dần tại phổi hình thành các hạt xơ, tổn thương ở mô kẽ, gây nên xơ hoá lan toả ở phổi và không hồi phục.


Nguyên nhân:


Bệnh bụi phổi Silic là một bệnh mạn tính do nghề nghiệp tiếp xúc với bụi qua một thời gian dài (từ 5 – 10 năm). Từ lâu, người ta đã thấy nhiều loại bụi như khoáng chất (than, đất sét, nhôm, sắt, baryt), bụi động vật hoặc thực vật (len, bông, vải, gỗ…). Nhưng quan trọng nhất, hay gặp và điển hình nhất vẫn là nhiễm bụi Silic.


Bệnh bụi phổi Silic thường gặp ở những người làm các nghề mà môi trường không khí nơi sản xuất có nồng độ bụi Silic cao như: công nhân khai thác mỏ than, quặng mỏ vàng, thiếc, đồng, volfram, thạch anh, khoan đường hầm xuyên núi đá; các nghề thường xuyên tiếp xúc với cát như phun, trát, đánh gỉ, mài nhẵn, đánh bóng đá, thuỷ tinh, làm khuôn cát; trong ngành công nghiệp luyện kim, đúc; những nha sĩ làm răng giả... cũng dễ mắc bệnh bụi phổi Silic; công nghệ sản xuất đá cho vật liệu xây dựng; nghề sành, sứ, đồ gốm, sản xuất gạch chịu lửa, xay khoáng sản.


Ở Việt Nam, theo tài liệu của Viện Y học lao động thì hầu hết các cơ sở sản xuất có nồng độ bụi Silic vượt quá giới hạn cho phép. Hàm lượng SiO2 trong bụi có dạng tinh thể chiếm 90% là dạng gây bệnh cao. Các tinh thể đó là thạch anh, thuỷ tinh, cristobalit, tridimit, Bệnh bụi phổi Silic ở Việt Nam có tỷ lệ cao, chiếm 89,94% các bệnh nghề nghiệp (1989).


Các tinh thể SiO2 có kích thước < 5micromet vào phổi bị các đại thực bào phế nang và mô kẽ nuốt, một số đại thực bào chết sẽ giải phóng ra các chất sinh xơ, gây tổn thương phổi vĩnh viễn. Chức năng đại thực bào bị rối loạn làm phổi đã bị bệnh bụi Silic, lại dễ có nguy cơ mắc thêm các bệnh khác như viêm phổi, lao, nấm.


Các dấu hiệu điển hình của bệnh:


- Ho- khạc đờm buổi sáng


· - Khó thở khi gắng sức xuất hiện muộn.


· - Đau ngực


- Bệnh bụi phổi Silic kết hợp với bệnh bụi phổi than, bệnh nhân khạc ra đờm đen.


- Người bệnh ho, khạc đờm nhiều, khó thở, giống như bệnh viêm phế quản mạn tính hoặc kết hợp với bệnh này.


- Bệnh nhân mắc thêm bệnh lao phổi trên một khối u Silic, lúc này bệnh nhân ho ra máu


- Người bệnh có thể bị xoắn phế quản.


- Viêm tắc nghẽn tiểu phế quản tận.


· Dấu hiệu điện quang là điển hình:


Chụp X-quang phổi chuẩn và chụp phổi cắt lớp vi tính thì thấy hình ảnh “bão tuyết”, thế nốt kích thước từ 1-10mm phân bố theo các nhánh phế quản, tập trung ở vùng trên, phân thùy sau của phổi phải, một số nốt bị vôi hoá. Ở giai đoạn muộn, các nốt hợp nhất lại, tạo nên khối xơ, dần dần hình thành hình giả u kích thước từ 1-10cm hoặc lớn hơn. Hạch rốn phổi và trung thất sưng to ở các giai đoạn. Hình ảnh khí phế thũng. Tổ chức xơ phát triển không dừng lại,có thể thấy hình ảnh tổ ong


· Chức năng thông khí của phổi bị giảm nặng


· Ngoài ra còn phải làm xét nghiệm máu, rửa phế nang, sinh thiết phổi.


Bệnh bụi phổi thường chia ra nhiều thể, nhưng tóm tắt có ba thể:


- - Thể nhẹ: tiềm tàng, các triệu chứng nghèo nàn, khám phổi bình thường. Chỉ có X-quang phổi mới phát hiện ở giai đoạn sớm.


- - Thể cấp tính: Với bệnh cảnh mô kẽ lan toả, đưa đến suy hô hấp và tử vong nhanh trong vài tháng, gặp ở công nhân đào đường hầm xuyên núi đá.


- - Thể mạn tính: gặp ở đa số bệnh nhân bị bệnh bụi phổi Silic, ở thể này hình ảnh X-quang phổi rất rõ các nốt, các u hạt xơ phổi. Một số hạt u lớn dễ nhầm với u phổi.


Có thể bệnh bụi phổi hỗn hợp, bệnh bụi phổi Silic và một số bệnh bụi phổi khác như bệnh phổi than- Silic, Abet-Silic…


Điều trị và phòng bệnh:


- - Chống viêm: dùng Prednisolon một đợt ngắn.


- - Để giảm quá trình xơ hoá phổi, có các thuốc chống yếu tố hoại tử U.


- - Một số thuốc có tác dụng bao bọc xung quanh hạt bụi SiO2, do đó bảo vệ được các đại thực bào.


- - Rửa phế nang để hút hết bụi và các thực bào ăn bụi ra khỏi đường hô hấp.Việt Nam chưa có điều kiện thực hiện phương pháp này.


Do công nghiệp ngày càng phát triển nên nhiều nhà máy công trường có hàm lượng bụi độc quá cao, môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Do đó,việc dự phòng cho cá nhân đeo khẩu trang là chưa đủ, mà đòi hỏi các nhà sản xuất phải nghiên cứu, trang bị các máy móc sản xuất theo chu trình khép kín để làm giảm nồng độ bụi trong khu vực sản xuất. Có biện pháp máy hút ẩm không khí, thông gió, máy hút bụi trong các hầm lò, nhà máy xí nghiệp, công trường. Công nhân sản xuất ở nơi có nguy cơ bị bệnh bụi phổi phải được khám bệnh định kỳ 6 tháng/lần, chụp X quang phổi hàng loạt. Chống bụi ở khu vực sản xuất còn nhằm bảo vệ sức khoẻ cho cư dân sống trong môi trường xung quanh.


Chính quyền và các cơ quan y tế cần thường xuyên, tăng cường kiểm tra các thiết bị phòng hộ lao động, đo nồng độ bụi, kích thước, số lượng hạt bụi, hàm lượng Silic tự do.v.v..Chú ý phải lấy mẫu bụi ở ngang tầm thở và vào các thời điểm khác nhau trong ca lao động.



( Theo www.vatgia.com)

Không có nhận xét nào: