Thứ Tư, 29 tháng 10, 2008

Máy quay phim số thu âm thanh vòm


Chiếc Handycam DCR-SR100 của hãng Sony là loại máy quay phim đĩa cứng đầu tiên trên thị trường hiện nay có khả năng thu được âm thanh vòng chuẩn 5.1. Âm thanh được chuyển tải đến tai người nghe qua thiết bị không dây Bluetooth microphone.











Máy quay phim DCR-SR100 có thể thu được âm thanh vòng chuẩn 5.1. (Ảnh do Sony Việt Nam cung cấp).

Máy có bộ cảm biến hình ảnh CCD kích thước 1/3 inch với độ phân giải 3 megapixel, ống kính Carl Zeiss Vario Sonnar cho phép tối ưu độ bão hòa màu, độ nhạy sáng và quay hình ảnh chuyển động sắc nét.


DCR-SR100 tiêu thụ năng lượng 4,2 W, bộ nhớ có thể chứa 7 giờ quay phim chất lượng DVD hoặc 21 giờ nếu đặt ở chế độ phân giải thấp hơn. Ngoài ra, thiết bị cảm ứng 3G với bộ nhớ đệm bảo vệ cho ổ đĩa cứng và các bộ phận bên trong để chống mất dữ liệu.


---Xe nhỏ nhất thế giới Toyota iQ----


Hãng xe lớn thứ hai thế giới để lộ bản thử nghiệm chiếc iQ, mẫu ôtô 4 chỗ có kích thước tương đương đối thủ Smart Fortwo.


Toyota công bố hình ảnh iQ sản xuất hàng loạt tại Geneva 2008, diễn ra vào tháng 3. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các tay săn ảnh có được hình ảnh iQ trên đường phố.


Toyota thiết kế iQ theo kiểu xe hơi 3+1, tức có đủ chỗ cho 3 người lớn và một trẻ em. Toyota cải thiện khả năng chở đồ bằng cách nới một chút trục cơ sở so với bản thiết kế ban đầu. Để tiết kiệm không gian, bình xăng của iQ chế tạo theo hình phẳng và nằm dưới ghế. Bộ sưởi và điều hòa nhiệt độ có kích thước rất nhỏ trong khi ghế mỏng hơn bình thường.























----Petronas sẽ đầu tư xây dựng nhà máy phát điện ở Việt Nam----



Công ty Dầu khí nhà nước Petronas của Malaysia sẽ bỏ tiền đầu tư xây dựng một nhà máy phát điện ở Việt Nam nhằm tạo thị trường cho trữ lượng khí dồi dào chưa được khai thác ở đây. Petronas dự định sẽ đặt nhà máy ở Phú Mỹ hoặc địa phương nào đó ở tỉnh Phan Thiết. Petronas cho biết sẽ thảo luận với Bộ Công nghiệp về vấn đề này.

Một lãnh đạo Petronas ở Việt Nam cho biết ông ta rất ngưỡng mộ những gì mà tập đoàn BP của Anh đã làm: đầu tư vào Dự án nhà máy phát điện Phú Mỹ để tiêu thụ lượng gas khai thác được và Petronas đang tiếp tục đi theo bước chân của BP. Ông ta nói: "BP đã phát hiện ra nguồn dầu khí và họ thậm chí còn đi ngược dòng, kích thích thị trường và tạo nguồn cung cho thị trường đó", và "Petronas sẽ nghiên cứu kinh nghiệm của BP".

Petronas ước tính khai thác được khoảng nửa nghìn tỷ mét khối khí tự nhiên ở khu vực khai thác số O1 ngoài khơi miền nam Việt Nam, trong đó Petronas nắm 85% cổ phần và PetroVietnam giữ 15% còn lại. Petronas hy vọng sẽ bắt đầu chế biến khí vào năm 2006 hoặc 2007 đồng thời có một nhà máy phát điện công suất khoảng 800 megawatt vào thời điểm đó.

Trữ lượng khí tự nhiên của Việt Nam rất dồi dào, vẫn chưa được khai thác và Việt Nam còn thiếu nhà máy điện để biến nguồn khí đó thành điện năng cung cấp cho nhu cầu ngày cao. Việt Nam ước tính cần phải có khoảng 20 tỷ USD để mở rộng khả năng cung cấp điện cho đến năm 2002, và phần lớn số tiền này Việt Nam muốn huy động từ các nhà đầu tư nước ngoài.

----Hội thảo là một trong những nguồn cung cấp thông tin, tư liệu bổ ích với sinh viên. Nhưng thực tế, kênh thông tin này nhiều khi bị bỏ quên.

“Em được biết tới cuộc hội thảo này là do cô giáo. Cô nói ở đây vừa có thể tìm được tài liệu về nhiều vấn đề, vừa có thể thực hành vốn tiếng Anh thông qua nghe nói trực tiếp. Cho nên em tới đây. Vừa là cơ hội, lại vừa...free, sao lại không tận dụng?”. Hoàng Nhật Hương, SV năm đầu khoa Ngoại ngữ (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho hay.



Với một cuốn sổ tay và một cây bút, Hương vừa nghe vừa cắm cúi ghi chép hăng say. Hưng là một trong số những SV ở lại cho đến cuối của cuộc hội thảo về “ Giáo dục ĐH tại Mỹ” tổ chức tại trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) chiều 16/2. Tiếc rằng, số SV này lại không nhiều.

Cuộc hội thảo trên gây cho tôi ấn tượng về một sự kiện được chuẩn bị khá chu đáo. Được tổ chức bởi Trung tâm Thông tin-Thư viện (ĐHQG HN) phối hợp với phòng Thông tin văn hoá (Đại sứ quán Hoa Kỳ), nội dung của hội thảo là tăng cường nhận thức về giáo dục ĐH Mỹ và một số vấn đề liên quan đến du học. Bên cạnh đó, một nội dung rất đáng chú ý là việc giới thiệu phương pháp học tiếng Anh áp dụng cho SV VN do chuyên gia Alex Hadden phụ trách. Có thể thấy, hội thảo hướng tới đối tượng chính là giảng viên và SV.

Thực ra, sự thờ ơ của nhiều SV với các cuộc hội thảo khoa học không phải là vấn đề mới mẻ. Viễn cảnh phải nghe những bài báo cáo hay diễn văn lê thê không mấy khi làm mọi người hứng thú. Và công tác thông tin , thiết bị hội thảo nhiều khi thực hiện không tốt cũng là một trong những nguyên nhân. Một SV nói rằng, cậu ta có mặt tại hội thảo là do tình cờ thấy băng rôn nên vào. Còn trên lớp thì không thấy bất cứ một thông tin nào về cuộc hội thảo này. Có lẽ, do cán bộ lớp cho rằng, dù thông báo cũng chẳng mấy ai đi nên mặc nhiên bỏ qua.

Rõ ràng, việc thu hút SV - đối tượng quan trọng cho các cuộc hội thảo tại giảng đường ĐH đã không mấy được chú trọng. Và nhiều cơ hội thông tin quan trọng đã bị bỏ lỡ. Nếu đánh giá dựa trên mức độ nắm bắt thông tin của SV thì nhiều cuộc hội thảo mặc dù rất thành công trong khâu tổ chức song vẫn chưa thể nói là hiệu quả được.


Học qua... hội thảo

Có lẽ, với một “chuyên gia” của các cuộc hội thảo như Hoàng Vân - cựu SV ĐH Ngoại thương, việc bỏ lỡ chúng là vô cùng đáng tiếc. “Nói chung mình luôn cố gắng thu xếp để tham dự. Nhiều khi đến hội thảo chưa hẳn vì quan tâm đến chủ đề của nó mà để tiếp xúc với nhiều người và để thu thập tài liệu”- Vân nói.

Theo kinh nghiệm của Vân, thông thường, các cuộc hội thảo đều có tài liệu đi kèm dành cho người tham dự. Nhiều khi, các tài liệu này thuộc về một tổ chức nào đó nên không bày bán trên thị trường và số lượng không nhiều, có thể xếp vào loại “hàng độc”. Hiện tại riêng về chủ đề văn hoá và du học, Vân đã có một bộ sưu tập từ Anh, Mỹ, Úc, Nhật...cho đến Hàn Quốc, Trung Quốc. Do đó, cô chẳng hề ngần ngại những môn học hay những buổi thuyết trình liên quan đến văn hoá hay các chủ đề tương tự.


Lời khuyên của Vân là: “Tuyệt đối không nên bỏ qua những cuộc hội thảo về chuyên môn. Còn nếu không có thời gian hay không muốn phải nghe những bài diễn văn lê thê thì hãy cố gắng tìm hiểu chương trình của nó trước. Và chỉ xuất hiên vào lúc mà hội thảo đang diễn ra vấn đề mà bạn quan tâm. Dự hội thảo một cách chủ động là vậy đó!”


Hiện nay, việc tổ chức hội thảo đó trở thành hoạt động thường xuyên của nhiều tổ chức, trung tâm hay cãc trường ĐH. Chỉ tính riêng tại các trường ĐH, con số các cuộc hội thảo của lớp, của khoa, của trường là không thể tính hết được. Song, nhiều SV năm ba, năm tư thừa nhận là nếu không bị bắt buộc, sẽ bỏ qua các loại hội thảo. Lý do đưa ra là "ba không": không có thời gian, hội thảo không hấp dẫn và không biết thông tin.


--Lần đầu tiên VN đưa máy móc, thiết bị sang chào bán tại hội chợ Intermach 2008 Thái Lan vào giữa tháng 5 vừa qua đã tạo nhiều bất ngờ cho các quốc gia châu Á. Trở về sau hội chợ này, ông Phan Minh Tân, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM, đã có cuộc trao đổi về vấn đề này.


Ông có thể nói rõ thêm về những thành quả mà các doanh nghiệp (DN) cơ khí VN đạt được tại hội chợ Intermach 2008 Thái Lan?


Ông Phan Minh Tân: Tại hội chợ Intermach 2008 Thái Lan, đoàn VN đã đem sang giới thiệu 12 loại thiết bị được chế tạo theo “Chương trình nghiên cứu chế tạo thiết bị giúp DN hiện đại hóa với chi phí thấp của TPHCM”. Một số DN khác như Tân Kỷ Nguyên, PETECH... cũng tham gia giới thiệu sản phẩm của mình, như: thùng rác thông minh, thiết bị phát sóng vô tuyến bán kính 50 km... Kết quả cụ thể, chúng ta đã ký được 6 hợp đồng cung cấp thiết bị tại hội chợ với các đối tác Indonesia, Thái Lan, Malaysia, tổng giá trị các hợp đồng khoảng 110.000 USD. Ngoài ra, có gần 200 đơn đặt hàng, yêu cầu cung cấp thêm thông tin về các loại máy móc, thiết bị mà chúng ta không mang sang triển lãm. Cuối tháng 5, đầu tháng 6 năm nay, một đoàn các DN các nước như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Singapore... sẽ đến TPHCM tham quan, khảo sát cơ sở sản xuất của ta để đặt hàng với số lượng lớn hơn.


Những yếu tố nào đã giúp thiết bị của VN thu hút được khách hàng?


Ông Phan Minh Tân: Các loại thiết bị đã bán được chỉ thuộc loại công nghệ trung bình. Nhu cầu về số lượng cũng không phải quá lớn để sản xuất đại trà. Một số mặt hàng các nước bạn không sản xuất mà chỉ nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, ví dụ như: thiết bị làm tấm lợp kim loại, tấm lợp dạng sóng. Điều này chứng tỏ có nhiều loại thiết bị đang có nhu cầu mà nhà cung cấp lại ít. Nếu so sánh với thiết bị cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan thì chất lượng thiết bị của ta tương đương, giá cả cạnh tranh rất tốt. Một thuận lợi nữa là về thuế. VN thuộc khối ASEAN nên được ưu đãi về thuế nhiều hơn.


Với những tín hiệu khả quan như vậy thì các DN, nhà khoa học nước ta cần phải chú ý đến những gì để đẩy mạnh xuất khẩu?


Ông Phan Minh Tân: Phải tăng cường công tác tiếp thị. Việc lần đầu tiên máy móc thiết bị VN tham gia hội chợ công nghệ của khu vực đã gây bất ngờ cho các nước bạn. Các đối tác lần đầu tiên mới thấy máy móc, thiết bị VN được chào bán. Trước đây, sản phẩm của VN tham gia các hội chợ của khu vực chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản, dệt may... Các DN cần mạnh dạn quảng bá thiết bị của mình. Hội chợ vừa rồi có một số DN được mời tham gia nhưng vẫn còn do dự. Trước mắt, chúng ta nên cố gắng tham gia các hội chợ công nghệ trong khu vực. Tháng 11 tới sẽ có một hội chợ tương tự diễn ra tại Indonesia. Chúng tôi sẽ vận động nhiều DN tham gia với quy mô lớn hơn.


Phần lớn thiết bị mang sang chào bán tại hội chợ và ký kết được hợp đồng thuộc “Chương trình nghiên cứu chế tạo thiết bị giúp DN hiện đại hóa với chi phí thấp của TPHCM”. Chương trình này hiện nay đang vận hành ra sao?



Ông Phan Minh Tân: Chương trình này đã thực hiện được 3 năm và hiện nay vẫn đang được tiếp tục. Tổng chi phí đầu tư trong 3 năm qua gần 22 tỉ đồng. 270 thiết bị đã được bàn giao cho DN, tiết kiệm được khoảng 17 triệu USD so với nhập khẩu. Năm 2005, UBND TPHCM đã quyết định tăng cường đầu tư với tổng chi phí khoảng 50 tỉ đồng cho chương trình này.


( Theo www.vatgia.com)

Không có nhận xét nào: