Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2008

Sành điệu với máy ảnh Canon IXUS 80 IS


So với tiền bối IXUS 70 từng rất thành công năm 2007, máy ảnh Canon Digital IXUS 80 IS có thiết kế đẹp hơn, độ phân giải cao hơn (8 so với 7,1 Megapixel) và được tích hợp thêm công nghệ ổn định ảnh quang học, tuy nhiên tốc độ hoạt động không nhanh bằng.




Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất về ngoại hình của IXUS 80 IS với IXUS 70 là vòng tròn bao quanh ống kính không còn là màu đen mà đã được thay bằng màu bạc, đồng thời model mới có nhiều màu vỏ thời trang hơn, như hồng, nâu và đồng, bên cạnh hai màu truyền thống là đen và bạc. Tuy dày hơn mẫu máy ra năm ngoái, nhưng thân hình của IXUS 80 IS lại mềm mại, gợi cảm hơn, với các cạnh được vuốt cong và đặc biệt là phần tay cầm bên phải hơi lõm vào trong để tạo thế cho việc cầm máy được chắc chắn.

Giống như ở Digital IXUS 70, Canon bố trí tất cả phím điều khiển của chiếc máy này nằm bên phải màn hình. Trong số đó, có một phím trượt theo chiều dọc, dùng để di chuyển giữa các chức năng chụp ảnh, quay video và xem lại ảnh. Ngoài 3 phím chuyên dụng là Menu, Display và phím kết nối trực tiếp với máy in, còn có một phím định hướng hình tròn khá to, với phím Function/Set ở giữa.

Canon Digital IXUS 80 IS có ngoại hình đẹp hơn cả IXUS 70. Ảnh: Letsgodigital.

Về tính năng, tuy không cho phép người dùng tùy chỉnh độ phơi sáng, nhưng Canon IXUS 80 IS vẫn được đánh giá cao nhờ sở hữu khá nhiều chế độ cảnh mặc định, đồng thời có những công nghệ hữu ích, giúp cho việc chụp tự động trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Công nghệ dò tìm mặt ở Canon IXUS 80 IS không chỉ có chức năng thiết lập điểm lấy nét và độ phơi sáng, mà còn chi phối cả nguồn sáng đèn flash và hệ thống cân bằng trắng. Nhờ đó, chiếc camera này có khả năng lưu giữ rất tốt các chi tiết, cũng như tái tạo màu rất tự nhiên trong bất cứ điều kiện ánh sáng nào.

Tất cả phím bấm đều được bố trí bên phải màn hình LCD 2,5 inch. Ảnh: Cnet.

Với công nghệ nhận diện chuyển động, người dùng sẽ không cần phải cài đặt độ nhạy sáng, mà chỉ việc để máy ở chế độ chụp tự động với ISO cao, máy sẽ có trách nhiệm dò tìm và nhận diện các vật thể đang chuyển động trong khung hình để cài đặt mức ISO phù hợp. Bằng cách tăng độ nhạy sáng, tốc độ trập cũng sẽ được đẩy lên mức cao hơn, giúp máy dễ dàng "bắt chết" các chuyển động.

Tuy nhiên, so với model của năm ngoái, cũng như đặt trong bối cảnh cả nền công nghiệp nhiếp ảnh đều đang đi theo xu hướng tích hợp ống kính góc rộng, thì chiếc ống kính zoom quang 3x, dải tiêu cự tương đương 38 - 114 mm, khẩu độ f2,8 - f4,9 mà Canon trang bị cho IXUS 80 IS có thể khiến nhiều người thất vọng. So với ống kính 35 - 105 mm của IXUS 70, ống kính của IXUS 80 IS có thể tạo ra nhiều méo dạng hơn, đồng thời khả năng chụp rộng cũng hạn chế hơn, dẫu cho Canon đã bù đắp lại bằng việc tích hợp công nghệ ổn định ảnh quang cũng như kính ngắm quang cho chiếc máy này.

Canon Digital IXUS 80 IS được trang bị ống kính zoom quang 3x. Ảnh: 3dnews.

Mặc dù có tốc độ trập khá nhanh, so với bậc tiền bối của mình, Canon Digital IXUS 80 IS lại tỏ ra kém cỏi hơn về tốc độ chụp, đặc biệt là khi sử dụng đèn flash. Chỉ mất 1 giây, máy đã khởi động và chụp xong bức ảnh đầu tiên. Sau đó, với điều kiện không bật đèn flash, tốc độ chụp trung bình của máy sẽ là 2,1 giây một ảnh, nhưng nếu sử dụng flash, thời gian chờ giữa hai lần chụp tăng lên tới 3,5 giây, chậm hơn tới hơn một giây so với bậc tiền bối IXUS 70.

Tốc độ trập đo được khi chụp ở điều kiện độ tương phản cao, nhiều ánh sáng là 0,4 giây, còn ở điều kiện thiếu sáng là 0,7 giây. Khả năng chụp liên tiếp của chiếc máy này so với IXUS 70 cũng không ấn tượng bằng, với tốc độ chỉ dừng ở mức 0,8 khung hình/giây, trong khi đời máy trước có tốc độ chụp liên tiếp là 1,7 khung hình/giây.

Tốc độ hoạt động của IXUS 80 IS không bằng IXUS 70. Ảnh: Cnet.

Chất lượng những bức ảnh được chụp bởi Canon Digital IXUS 80 IS khá tốt, nếu so với những mẫu máy có cùng đẳng cấp. Hệ thống cân bằng trắng tự động của máy hoạt động khá hiệu quả, mang lại độ trung hòa màu cao cho bức ảnh trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau. Tuy trong những bức ảnh chụp dưới ánh đèn quá mạnh, màu sắc trở nên ấm hơn bình thường, nhưng nếu chụp dưới ánh sáng thiên nhiên hay ánh sáng của đèn huỳnh quang, màu sắc hiện lên trong bức ảnh vẫn rất chuẩn.

Ở những mức ISO thấp nhất là 80 và 100, nhiễu hầu như chưa xuất hiện, ảnh chụp được rất sắc nét và lưu giữ được khá nhiều chi tiết bóng. Kể từ mức ISO 200, nhiễu bắt đầu xuất hiện, nhưng ảnh vẫn có độ sắc nét khá cao. Đến mức ISO 400, nhiễu xuất hiện nhiều hơn, nhưng ảnh vẫn có độ sắc nét đáng ngạc nhiên, dẫu cho các chi tiết bóng đã biến mất khá nhiều. Tuy nhiên, tình hình trở nên tồi tệ hơn khi nâng độ nhạy sáng lên mức ISO 800. Lúc này, nếu chụp ở điều kiện ánh sáng lý tưởng cũng chỉ có thể in được những bức ảnh ở cỡ 10 x 15 cm, còn nếu in cỡ lớn, ảnh sẽ bị vỡ. Lên đến ISO 1.600, ảnh bị hỏng hoàn toàn, do vậy, người dùng chiếc máy ảnh này tốt nhất là nên cài mức ISO dưới 800.

Ảnh chụp bởi Canon Digital IXUS 80 IS có chất lượng vẫn rất tốt. Ảnh: Pma-show.

Nhìn chung, sau thành công vang dội của chiếc IXUS 70 trong năm ngoái, nhờ hội tụ đầy đủ yếu tố thiết kế đẹp, giàu tính năng, tốc độ hoạt động nhanh và chất lượng ảnh tốt, IXUS 80 IS không khỏi khiến người dùng cảm giác thất vọng về tốc độ chụp, nhưng bù lại, chiếc máy này lại được trang bị công nghệ ổn định ảnh quang. Dù gì đi nữa, Canon Digital IXUS 80 IS vẫn là một trong những lựa chọn khó có thể bỏ qua, nếu người dùng đang có ý định mua một chiếc máy ảnh thời trang. Hiện ở Việt Nam chưa có sản phẩm chính hãng. Giá tham khảo 325 USD.

------ Đèn, nến, nồi gang bán chạy --------














Sau một tuần cắt điện, chị Hương bán hàng tạp phẩm tại khu A tập thể Nghĩa Tân cho biết, mặt hàng bán chạy nhất là nến. Nếu như trước đây chỉ bán rất ít các loại nến nhỏ để dùng thắp hương hay sinh nhật, thì bây giờ là các loại nến to để dùng thắp sáng.
















Chị Hương nói: ai cũng mua rất nhiều nến, có người mua một lúc 20 chục cây loại to, giá 2000 đồng/cây, người mua ít cũng phải 4 cây loại 4000 đồng/cây". Một cây nến 2000 đồng thắp 1 đêm mất điện là hết, nhà đông người thì phải thắp 2 -3 cây một lúc nên với tình hình thông báo mất điện còn dài, chị Hương vẫn quyết định nhập thêm nhiều nến để bán.


Mất điện, nhiều dụng cụ đồ điện không phát huy tác dụng nên nhiều gia đình phải chuyển sang dùng đồ nhôm, để nấu ăn. Chị Hương nói: nhiều người trong khu tập thể đã gửi nhờ chị mua hộ ấm nhôm nấu nước loại to cỡ 3 lít để nấu và trữ nước sôi. Riêng nhà chị còn mua thêm một chiếc nồi gang để nấu cơm những lúc mất điện.


Theo hướng dẫn của chị Hương tôi tìm đến khu bán hàng gia dụng ở phố Gầm Cầu, một loạt cửa hàng bày tràn ra vỉa hè rất nhiều nồi nhôm, gang để bán lẻ cho khách. Hỏi mua một chiếc nồi nấu cơm, chị bán hàng nhiệt tình giới thiệu ngay: nếu đông người em nên dùng nồi gang 2 lít này. Nồi đúc đặc, đáy dày đấy, 55.000 đồng/chiếc.


Theo như lời chị bán hàng thì loại nồi gang rất hợp với nấu cơm bếp gas, không bị khê cơm, lại có cháy ăn rất ngon. Từ hôm mất điện loại nồi này chị bán rất chạy, sáng nay chị vừa bán sỉ cho một người ở Đồng Xa - Mai Dịch 15 cái đấy. Còn nếu nhà ít người, em mua loại nồi nhôm Hà Nội 1,5 lít này, nhưng nồi này mỏng đáy, hay khê cơm. Để nấu được nhớ ghé hàng sắt nhờ họ cắt cho một tấm tôn lót dưới đáy lúc cơm đã cạn nước. Loại tôn thừa ấy, trả cho người ta 1.000 - 2.000 đồng thôi.


Mất điện, đã làm sinh hoạt của nhiều gia đình bị đảo lộn, những đồ dùng hiện đại mất tác dụng, nhưng lại là lúc bán chạy của những món hàng tưởng như đã không còn phù hợp với đời sống đô thị hiện đại.


Đồ điện vẫn đắt hàng


Những ngày mất điện, những phố bán đồ điện gia dụng như Nguyễn Công Trứ, Trần Phú không vì thế mà vắng khách. Trái lại các cửa hàng này có vẻ đông hơn với một món hàng rất hợp thời: "Đèn mất điện". Ngay ở ngã ba Trần Phú - Lý Nam Đế, một tấm bìa các tông viết dòng chữ: "Đèn mất điện" được treo lên. Khi tôi hỏi mua một chiếc đèn để bàn hai ống típ, anh thanh niên bán hàng nói giá 280.000 đồng và không một lời giải thích về cách sử dụng vì đang rất đông người mua.


Cũng chiếc đèn này, nhưng tại các của hàng trên phố Nguyễn Công Trứ giá bán chỉ 250.000 đồng. Chị bán hàng tên Diệp nhiệt tình hướng dẫn, chiếc đèn được nạp bằng điện, lúc nào điện tích đủ thì tín hiệu xanh sẽ báo và đèn sẽ tự ngắt. Nếu nạp điện đầy, dùng cả hai bóng được khoảng 5 tiếng, dùng 1 bóng được 8 tiếng. Chị cho biết: loại đèn này có mặt trên thị trường đã lâu nhưng khó bán, chỉ mấy ngày mất điện thì mới đắt hàng. Mỗi ngày chị cũng bán được trên dưới chục chiếc, mấy hôm đầu giá cao hơn từ 30.000 - 40.000đồng /chiếc do hiếm hàng, nay thì đồ nhập lậu về nhiều nên có rẻ đi.


Tại cửa hàng chị Diệp còn có nhiều loại "đèn mất điện" loại dài 60 cm để treo trường dành cho các cửa hàng, loại nhỏ bóng tròn để bàn cho phòng nhỏ... giá cả từ 120.000 đến 300.000 đồng/chiếc. Riêng loại đèn pin xạc điện trước chỉ bán về nông thôn nay cũng bán rất chạy ở Hà Nội - chị Diệp cho biết.
















Một mặt hàng đồ điện được nhiều văn phòng và cá nhân tìm mua là bộ lưu điện dành cho máy tính. Anh Vinh một thợ lắp máy vi tính trên phố Lý Nam Đế cho tôi biết, chỉ trong vòng một tuần cắt điện, rất nhiều khách hàng đã yêu cầu anh đến lắp đặt thêm bộ lưu điện cho máy vi tính. Chủ yếu là những máy tính cá nhân làm đồ hoạ hoặc văn phòng, một số là sinh viên đang làm đồ án tốt nghiệp, một số ít là các cơ quan văn phòng có mạng nội bộ với số máy ít... Trước đây, không mất điện chẳng mấy ai quan tâm, nay nhiều lần bị mất điện bất ngờ, có cậu sinh viên đang làm mất hết cả số liệu phải làm lại từ đầu... nên mới nghĩ đến bộ lưu điện.




Dịch vụ “ép dẻo” các loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe... đang rộ lên. Tuy nhiên rắc rối bắt đầu xảy ra khi một số người xuất trình CMND đã được “ép dẻo” lại để làm thủ tục với một số cơ quan chức năng.


Chỉ với một chiếc máy phát điện công suất nhỏ, một chiếc máy ép plastic, vài tập giấy nhựa dẻo và một số dụng cụ nhỏ gọn khác... là người làm dịch vụ đã có ngay một “cửa hàng ép dẻo di động” kéo đi khắp các phố phường hành nghề.
















Giá bình quân cho mỗi chiếc CMND được “ép dẻo” là 5.000 đồng, ép lụa khoảng 7.000 đồng. Hầu hết những người làm dịch vụ này là người ngoại tỉnh, và họ “quảng cáo” ép dẻo theo kiểu Hàn Quốc, giữ độ bền gần như vĩnh cửu cho các loại giấy tờ, văn bằng.


Trên thực tế, những giấy tờ được “ép dẻo” đúng là có độ bền cao. Các loại giấy tờ trở nên mềm, dẻo hơn rất nhiều so với ép plastic thông thường, dù bị bẻ gập lâu ngày cũng không bị bong lớp nhựa ép.


Tuy nhiên rắc rối bắt đầu xảy ra khi một số người xuất trình CMND đã được “ép dẻo” để làm thủ tục với một số cơ quan chức năng, ví như một số ngân hàng, làm thủ tục xin cấp hộ chiếu để xuất nhập cảnh...


Dựa trên ý tưởng mã vạch ADN, một loại máy cầm tay cá nhân đang được chế tạo, giúp chúng ta nhận dạng hầu hết mọi loài sinh vật trên trái đất. Loại máy này được dựa trên ý tưởng mã vạch ADN - nhanh chóng phân tích mẫu ADN như máy đọc mã vạch tại siêu thị.



Nhà động vật học Paul Hebert thuộc ĐH Guelph (Canada) là cha đẻ của ý tưởng mã vạch ADN. Theo ông, loại máy này có rất nhiều ứng dụng và đơn giản tới mức tất cả mọi người có thể nhận dạng mọi sinh vật họ gặp. Nếu một người nào đó bị muỗi đốt mà có cơ hội đập con muỗi đó rồi bỏ vào máy, họ sẽ biết bản thân có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét hay virus tây sông Nile hay không.


Máy còn giúp các chuyên gia xác định nguyên liệu động thực vật trong thực phẩm. Ngoài ra, nó còn là công cụ đắc lực giúp mọi người tìm hiểu về hệ động vật, thực vật xung quanh nhà.


Vật liệu mà cỗ máy cần để nhận dạng là một mẩu mô tí hon - vảy, tóc, lông hoặc lá. Theo David Schindel, mã vạch ADN sẽ giúp con người phát hiện và nhận dạng thêm nhiều loài mới. Hiện ông là Giám đốc mã vạch sự sống - liên hiệp được thành lập để thúc đẩy việc sử dụng mã vạch ADN trong nhận dạng các loài. Cho tới nay, giới khoa học mới chỉ nhận dạng được khoảng 2 triệu trong tổng số 10 triệu loài động thực vật ước tính sống trên trái đất.



Trong khi thị trường ôtô vẫn có vẻ trầm lắng, thì tình hình lại rất sôi động tại các xưởng dịch vụ sửa chữa bảo hành, bảo dưỡng của các hãng xe, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh…


Bà Trần Thị Hồng Bích Tổng giám đốc Công ty liên doanh Toyota - TC Hà Nội cho biết, số xe ôtô vào làm dịch vụ chính hãng tại xưởng sửa chữa bảo hành của công ty ở 103 Láng Hạ trong thời gian qua tăng rất mạnh, từ 200% đến 400% trong giai đoạn 2003 đến nay. Tổng cộng trong 10 năm thành lập, Toyota Láng Hạ đã có 127.000 lượt xe vào làm các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa.













Soạn: AM 835921 gửi đến 996 để nhận ảnh này




Xưởng bảo hành, sửa chữa của Công ty liên doanh Toyota Láng Hạ vừa hoàn tất việc mở rộng thêm 1.000 m2 mặt bằng trên đường Láng Hạ (Hà Nội), đưa diện tích lên 2.000 m2 vào tháng 4 vừa qua, nhưng ngay lập tức cả diện tích mới mở thêm cũng đã chật kín bởi lượng xe vào xưởng hàng ngày.


Ông Hoàng Văn Hiếu, Giám đốc dịch vụ của Toyota Láng Hạ cho hay, cuối năm 2005, khi chưa mở rộng diện tích mặt bằng lên gấp đôi, Toyota Láng Hạ luôn trong tình trạng quá tải. Khi mới đi vào hoạt động, năm 1996, mục tiêu được đặt ra là 500 triệu đồng doanh thu/tháng. Còn hiện nay, con số này đã gấp hơn 7 lần. Số đầu xe vào xưởng cũng tăng lên đáng kể với gần 25.000 lượt xe trong năm ngoái.


Trên khoảng 5 kilômét của đường Phạm Hùng nối liền với đường Phạm Văn Đồng tại Hà Nội người ta có thể đếm được đầy đủ tên của các nhà sản xuất ôtô, từ lớn đến bé, trong nước lẫn ngoài nước.





( Theo www.vatgia.com)

Không có nhận xét nào: