Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2008

Canon PowerShot SD1000 - "bao thuốc lá" biết chụp hình


Đầu thế kỉ 20, hầu hết các nhiếp ảnh gia vẫn chụp lại các hình ảnh với những chiếc camera lớn, kềnh càng khó di chuyển, chạy rất chậm với kính phẳng. Nhưng sự ra đời bất ngờ của những chiếc máy ảnh Kodak “Brownie” cuộn phim đã thay đổi tất cả.




Brownie sử dụng rất đơn giản, không phải giới hạn sử dụng với giá ba chân, và rất nhỏ gọn (so với những chiếc máy trước đó). Việc chụp ảnh khi ấy trở nên thật dễ dàng hơn bao giờ hết.

Chiến tranh thế giới thứ 2 đã sản sinh ra sự phát triển thực sự của các dòng máy ảnh siêu nhỏ như Riga Minox. Sau chiến tranh thế giới II, các nhiếp ảnh gia không chuyên, những người muốn những chiếc máy ảnh thu nhỏ có thể mua mẫu mã này- như là chiếc Mamiya 16 hay Stecky IIIB. Nhưng những chiếc máy ảnh giả điệp viên này rất đắt và rất phức tạp khi sử dụng, và lạ hơn những công cụ hình ảnh thật. Đến thập niên 60, những chiếc máy ảnh siêu nhỏ gọn thật sự như Rollei 35 đã xuất hiện, nhưng chúng cũng đắt và không có cái nào trong số là dễ dàng sử dụng. Những chiếc máy ảnh này ngày càng trở nên nhỏ hơn và nửa cuối của thế kỉ 20 đã chứng kiến sự ra đời của các máy ảnh phim 35mm siêu nhỏ, giàu tính năng, và dễ dàng sử dụng. Ví dụ như chiếc Minox 35GL và Contax T. Bước sang thế kỉ 21, những chiếc máy ảnh phim cuộn dần dần bị chiếm chỗ bởi các máy ảnh số - chuẩn mực vàng mới cho việc chụp ảnh.
Thập kỉ trước, những nhà phát triển sản xuất của Canon đã sáng tạo ra máy ảnh số siêu nhỏ trình diện cao giàu tính năng với các thước chụp nhanh. Dòng máy mới nhất của Canon Digital Elph, chiếc PowerShot SD1000, có thể là một chiếc máy ảnh hộp “Brownie” cho thế kỉ mới. Đây thực sự là một chiếc máy ảnh nhỏ hơn , nhanh hơn, nhiều khả năng hơn, mạnh hơn và dễ dàng hơn khi sử dụng.

LCD/Viewfinder

Tầm ngắm quang zoom đôi cho hình ảnh thật của Canon PowerShot SD100 thật sự nhỏ, và nó chỉ bao quát khoảng 80% của quang cảnh hình ảnh. Nó nhỏ đến nỗi nó trở nên vô dụng như một công cụ thêm vào, đặc biệt với phần thấu kính không sửa chữa độ điot.

Tôi thích sử dụng tầm nhìn quang trong cấu thành bởi tầm nhìn quang giúp mở rộng tầm nhìn của nhiếp ảnh gia qua việc lọc chọn những phần không nằm trong ống kính của máy ảnh và đó thực sự là một việc rất tốt. Để nói về độ sáng tạo thì kết cấu màn hình LCD “độ dài arms” khiến cho người chụp ảnh nhìn được những hình ảnh của họ theo kiểu “một hình giữa một hình”, nhìn được một phần nhỏ trong tổng thể hơn là một môi trường cá nhân hòan tòan nhỏ và nó là một khoảng cách quyết định .

Màn hình LCD góc nhìn rộng 2.5 inch (230000 pixel) của SD1000 chi phối phần sau của máy ảnh. Hình ảnh LCD sáng, sắc nét, độ chính xác cài và hiển thị hình ảnh tự động sáng trong các đìeu kiện ánh sáng mờ - người sử dụng cũng có thể nâng độ sáng màn hình LCD bằng tay. Màn hình LCD hiện 100% quang cảnh hình ảnh và thật hữu ích trong điều kiện ánh sáng ngòai trời . Hiển thị thông tin/ tình trạng LCD cung cấp mọi thông tin (định dạng chụp, cài đặt phần phụ phơi ảnh, cài đặt cân bằng trắng, cài đạt ISO, flash, lựa chọn đo độ sáng, dữ liệu độ phân giải) – những thông tin là mục tiêu mà các khách hàng của SD1000 hướng đến.

Hãng điện tử Nhật Bản NEC cho biết họ đang phát triển loại pin hữu cơ công suất lớn ORB, có khả năng bảo vệ các thiết bị công nghệ, máy tính để bàn... không bị mất dữ liệu khi có trục trặc điện.











Mẫu pin hữu cơ công suất lớn ORB của NEC.

ORB bao gồm hợp chất cao phân tử polymer hữu cơ, không chứa kim loại nặng độc hại như chì và catmi. Công nghệ này cũng được kiểm định và xác nhận là không gây cháy nổ. Pin có kích thước mỏng 55 x 43 x 4 mm, có thể sản sinh 35 watt, và không gây hại môi trường. Lắp 4 pin cùng loại sẽ mang lại khả năng vận hành một máy tính để bàn 140 watt.


80% dung tích ORB có thể được xạc chỉ trong vòng 1 phút, do đó rất phù hợp cho các ứng dụng không dây đòi hỏi quá trình nạp năng lượng nhanh chóng. Công suất ORB cao hơn pin lithium ion cùng kích cỡ nhưng thời gian hoạt động ngắn hơn. Sản phẩm cũng không thể duy trì sự vận hành của PC trong vòng một giờ như UPS (bộ lưu điện). Tuy nhiên, thể tích nhỏ và giá thấp là hai lợi thế quan trọng để ORB trở thành tính năng chuẩn tích hợp trong máy tính để bàn, loại bỏ hạn chế về sự cồng kềnh và đắt đỏ của UPS.


Pin hữu cơ là công nghệ mới sử dụng phản ứng điện hoá học của các chất hữu cơ được NEC giới thiệu từ năm 2001. Hãng điện tử này tin tưởng rằng sản phẩm sẽ rất hữu ích và đóng vai trò như là nguồn năng lượng thay thế quan trọng trong những tình trạng khẩn cấp, không chỉ cho máy tính doanh nghiệp và sản phẩm công nghệ, mà còn trong thiết bị điện tử gia dụng.



Giải thích vì sao một mặt của tờ 50.000 đồng không gặp hiện tượng này, ông Toản cho biết, tờ 50.000 đồng chỉ một mặt sử dụng công nghệ in lõm. Mặt kia in offset, nên nhẵn phẳng, mực không bị mài khi bị ma sát.


Ngân hàng Nhà nước từng thông báo tiền polymer được phủ lớp véc-ni nên không thấm nước, hút ẩm hay giữ ẩm. Ông Toản phân tích, quá trình phủ không phải như máy ép plastic mà chỉ là lớp vec-ni mỏng có tác dụng tăng độ bền và bảo an của đồng tiền. Vì vậy nó không làm mất đi những nét nổi của đồng bạc.


Ông Toản lấy một số tờ tiền polymer của Australia, Singapore... bôi nước, gập lại xoa, thấm vào tờ giấy trắng, kết quả cũng tương tự như tiền polymer của Việt Nam.


Cục phó cho biết, sau 2 năm phát hành, Ngân hàng Nhà nước chưa phát hiện trường hợp nào tiền polymer bị hỏng do lưu thông. Trong khi đó, tuổi thọ của tiền cotton ở Việt Nam là 3 năm.


"Hiện Ngân hàng Nhà nước chỉ ghi nhận một số trường hợp tiền polymer bị hỏng là do quá trình bảo quản không đúng cách, hay gặp hóa chất", ông Toản khẳng định. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không nên để đồng bạc gần lửa hoặc nguồn nhiệt cao, không nên vò nhàu, vuốt, xiết mạnh theo nếp gấp. Tuy nhiên, đặc điểm mòn mực khi tiền polymer chịu sự ma sát cao không được Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo khi công bố.


---Trong 10 năm qua, Việt Nam đã triển khai thành công hoạt động mã số mã vạch (MSMV) với việc tham gia vào tổ chức MSMV quốc tế. Tuy vậy, các doanh nghiệp, tổ chức mới tập trung khai thác chủ yếu các loại máy đọc mã vạch một chiều truyền thống.












Soạn: AM 599538 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hội nghị Chất lượng Việt Nam lần thứ 6


Nhận xét trên do Bộ Khoa học-Công nghệ (KH&CN) đưa ra tại Hội nghị Chất lượng Việt Nam lần thứ VI. Hội nghị do Bộ KH&CN tổ chức, khai mạc sáng 27/10 với chủ đề ''Năng suất Chất lượng - Chìa khoá Phát triển và Hội nhập'' và sẽ kéo dài tới hết ngày 28/10.


Được biết, trong Thập niên Chất lượng 1996-2005, hàng vạn mặt hàng mang MSMV của Việt Nam với ba số đầu 893 đang được lưu thông trên thị trường trong và ngoài nước.


Áp dụng MSMV giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng và giảm các chi phí không cần thiết nhờ hệ thống đánh số đơn nhất, chính xác và quét tự động mã vạch. Không chỉ bó hẹp ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoạt động MSMV cũng được mở rộng cho một số lĩnh vực khác như thẻ nhân sự, quản lý hành lý, khách hàng ở sân bay...


----"Rất khó phân loại, định hình các dịch vụ CNTT!"----


Trao đổi với VietNamNet về cơ chế, chính sách của Bộ Thông tin và Truyền thông trong lĩnh vực dịch vụ CNTT, ông Nguyễn Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp CNTT đã nhấn mạnh: Để phân loại, định hình rõ ràng các dịch vụ này, đây là công việc khó khăn và nặng nề!













Ông Nguyễn Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp CNTT - Bộ Thông tin - Truyền thông.



- Để hỗ trợ, định hướng phát triển các dịch vụ CNTT, Bộ Thông tin - Truyền thông đang xây dựng cơ chế áp dụng trong lĩnh vực này?

- Ông Nguyễn Anh Tuấn: Thực ra các DN của VN đã có các dịch vụ CNTT từ lâu, nhưng rất khó để phân định đâu là DN chuyên sản xuất, hay làm thương mại, vì loại hình này có đặc thù riêng. Các DN thường không có ranh giới rõ ràng, DN vừa làm về thương mại, vừa làm về dịch vụ, bởi vì có dịch vụ phát triển thì mới hỗ trợ thương mại.


Ngay cả những DN chuyên về sản xuất như CMC với nhà máy máy tính CMS hay là FPT Elead chuyên về sản xuất thì vẫn phải có dịch vụ hỗ trợ là dịch vụ bảo hành, bảo trì...


Vì vậy, khái niệm dịch vụ CNTT rất rộng. Nếu nói dịch vụ trên nền CNTT thì còn rộng hơn, ví dụ như các dịch vụ của chính phủ điện tử, hay là tài chính, ngân hàng ứng dụng CNTT...


Đầu tiên là phải thống nhất được những khái niệm, phải chỉ được ra nhận dạng được nó thì mới có chính sách phát triển nó được. Hiện tại, thay vì có chương trình hỗ trợ trọn gói cho dịch vụ CNTT thì điều đầu tiên là phải định hình, xây dựng danh mục về các dịch vụ CNTT và dịch vụ liên quan.


- Thưa ông, vậy từ trước đến nay, VN đã áp dụng theo chuẩn nào đề phân loại dịch vụ CNTT?


- Theo danh mục do Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đưa ra, nhưng danh mục này từ năm 1991, nên đã bị lỗi thời, vì các dịch vụ này lại liên tục phát triển, có nhiều hoạt động mới được xếp vào dịch vụ CNTT.


Danh mục này không còn phù hợp với tình hình hiện nay nhưng qua bảng danh mục của WTO, ta có thể học tập được là họ đã chuẩn hóa theo mã quốc tế, mã này thuận lợi cho việc làm chính sách cũng như nhận dạng nó. Vì vậy, chủ trương chính hiện nay là xây dựng danh mục về dịch vụ CNTT, đến mức ta có thể xây dựng bộ mã chuẩn. Lúc bấy giờ, kể cả các cơ quan hải quan, cơ quan thuế... sẽ vận dụng chính xác theo chuẩn này.













Đó là việc trước tiên sẽ làm trong thời gian tới. Ngoài ra, các chính sách CN phần mềm và nội dung số cũng nằm trong bộ chính sách hỗ trợ cho các dịch vụ CNTT. Thời gian tới, Bộ sẽ xây dựng nghị định hướng dẫn triển khai những chính sách liên quan đến dịch vụ CNTT.

Bởi vì, trong cấu trúc của luật CNTT mới được phê duyệt gồm có các phần: Phần ứng dụng CNTT, phần CN CNTT, và phần thanh kiểm tra. Chúng ta đã có những nghị định liên quan đã được ban hành, và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. nhưng phần dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực CNTT thì chưa có nghị định nên trong thời gian tới, sẽ được bổ sung.


- Nghĩa là hiện tại, nhiều dịch vụ CNTT vẫn chưa được phân loại và gọi tên?


- Rất nhiều dịch vụ CNTT ở VN đã xuất hiện nhưng chưa có trong bảng phân loại cũ. Ví dụ, hiện nay, trên thế giới, các hãng điện thoại di động đều cần có dịch vụ sửa chữa, bảo hành thiết bị di động trên toàn thế giới.


Nhưng thực ra, tất cả các hãng đa quốc gia đều ký kết với một tập đoàn sửa chữa toàn cầu. DN này có mạng lưới trên toàn thế giới, chuyên bảo hành, sửa chữa cho các công ty lớn, thậm chí sửa chữa thiết bị cho Nokia còn tốt hơn Nokia sửa cho Nokia... Khi một trong những trung tâm, hoặc công ty sửa chữa, bảo hành thiết bị toàn cầu "vào" VN và đăng ký kinh doanh thì bị "vướng" đầu tiên, là không có hạng mục này trong danh mục dịch vụ CNTT.


Để sửa chữa kinh doanh, công ty này phải nhận các thiết bị hỏng ở khắp nơi trên thế giới và VN để sửa chữa, bằng cách nhập khẩu. Khi đó, công ty này bị cấm nhập các thiết bị cũ đã qua sử dụng, nên không thể nhập vào được, dẫn tới không hoạt động được.


Vì vậy, làm sao chúng ta phải tách bạch ra được là DN này nhập các thiết bị cũ về để sửa chữa. Nếu loại hình dịch vụ này chưa có trong danh mục thì không thể vận dụng vào nội dung nào được!


Hình thức thứ hai minh họa cho một dịch vụ chưa được định nghĩa, là trường hợp của công ty TMA chuyên về outsourcing nổi tiếng. Dịch vụ gia công của công ty này lại outsourcing ở mức độ cao, gia công các hoạt động R&D - nghiên cứu và phát triển.


Tức là một hãng phần mềm có hệ thống thiết bị lớn, cần phát triển một thiết bị ngoại vi phục vụ cho thiết bị này. Hãng này bắt buộc outsourcing việc kiểm thử ở VN (mặc dù đã thiết kế, sản xuất thiết bị này ở nước họ).


Nhưng DN khi kiểm thử lô lớn trong một thời gian rất dài thì cần phải có thiết bị cũ để kiểm thử quan hệ kết nối. Khi phát triển một thiết bị mới, thì thiết bị mới phải làm việc được với các thiết bị cũ đã nằm trong mạng lưới. Muốn kiểm thử, vì vậy, DN cần nhập thiết bị cũ để kiểm thử quan hệ tương tác giữa hai thiết bị với nhau.


DN bắt buộc phải nhập thiết bị cũ đã qua sử dụng vì phần lớn thiết bị cũ đã nằm trong mạng lưới rồi. Để tối ưu, DN không thể nhập thiết bị mới tinh mà để kiểm tra, chỉ có cách nhập thiết bị cũ đã qua sử dụng, thì cũng lại bị "vướng."


Vì vậy, loại hình này cần được gọi tên trong danh mục. Và các loại dịch vụ chưa được gọi tên đó thì vô cùng biến hóa, và chưa được gọi tên. Nhiệm vụ của chúng tôi là xây dựng một Nghị định hướng dẫn, giải thích cho luật CNTT về phần dịch vụ. Và giúp cho DN định hình và triển khai được các loại hình dịch vụ liên quan, chưa nói đến các dịch vụ trên nền CNTT...





( Theo www.vatgia.com)

Không có nhận xét nào: